24 May 2021
#Others
4 1

Ứng dụng công nghệ trong văn phòng làm việc của tương lai

OfficeHaus mang đến một không gian làm việc an toàn và bền vững, đảm bảo các hoạt động kinh doanh có thể diễn ra bình thường nhờ vào công nghệ không-tiếp-xúc.
Hãy tưởng tượng: Sara Nguyễn là một người cực kỳ yêu công việc. Một lý do khác khiến Sara luôn hào hứng đi làm mỗi sáng chính là văn phòng thông minh, an toàn và đầy đủ tiện nghi nơi cô đang làm việc.
Hàng ngày đi xe máy đến chỗ làm, Sara luôn mang trọn “combo” khẩu trang, mũ bảo hiểm, và túi xách. Thế nhưng, việc đi vào toà nhà nơi làm việc chưa bao giờ là quá nhọc nhằn đối với Sara. Tất cả những gì cô cần làm là quét mã QR trên điện thoại để nhận diện tại cửa quay, sau đó đi thẳng đến thang máy và lên chỗ làm – toàn bộ quá trình đó, Sara không cần phải chạm tay vào bất kỳ nút bấm nào.
Giữa ngày, khi cần một chút cà phê để tỉnh táo hoặc chỉnh sửa lại trang phục, Sara cũng chỉ cần vẫy tay ở bộ cảm biến chuyển động tại cửa là có thể ra vào khu vực bếp chung và nhà vệ sinh một cách dễ dàng. Kết thúc một ngày làm việc, Sara rời văn phòng giống như cách cô đi vào sáng nay – thông minh, dễ dàng và tiện lợi.
Văn phòng của Sara chính là văn phòng điển hình trong tương lai không xa, với công nghệ không tiếp xúc được trang bị nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả. Một văn phòng như thế cũng sẽ sớm xuất hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Khi đại dịch thay đổi cách thức làm việc, chúng ta sẽ phải thích nghi

Sau nhiều lần đại dịch bùng phát trở lại, các doanh nghiệp và tổ chức dường như đã quá quen với kịch bản “cố gắng trụ vững và chuyển hướng”. Những mô hình văn phòng, nơi làm việc mà chúng ta quen thuộc bấy lâu nay cũng chẳng còn phù hợp. Và trong những năm tới, cách thức vận hành và môi trường làm việc chắc chắn sẽ còn có nhiều đổi thay hơn nữa.
Vậy, điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta bước tiếp vào một trạng thái bình thường mới [khác]? Theo một bài đăng trên tạp chí US National Law Review, “Bàn làm việc cách xa nhau, vách ngăn giữa các bàn cao hơn, và nhà vệ sinh được trang bị đầy đủ nước rửa tay và khăn lau diệt khuẩn – tất cả đều sẽ trở thành chuyện thường ngày.”
Nhiều chuyên gia còn dự đoán rằng nhiều tòa nhà văn phòng có thể sẽ biến thành trung tâm hội nghị phức hợp, bởi những công việc trước đây cần gặp mặt trực tiếp đã và đang dần chuyển hết sang online.
Tuy nhiên, những người lạc quan lại không nghĩ như thế! Nhiều người vẫn trông đợi để được quay lại văn phòng, để được tương tác với đồng nghiệp, khách hàng, và đối tác. Trong viễn cảnh đó:

  • Những cái bắt tay liệu còn tồn tại sau dịch? Tốt nhất là không!
  • Việc kinh doanh có còn như xưa? Có thể…
  • Có cần đến công nghệ không? Chắc chắn là có!

Vai trò mới của công nghệ

Trước đại dịch, một môi trường làm việc an toàn là điều kiện cần để nâng cao hiệu suất làm việc. Bởi chỉ khi nhân viên cảm thấy an tâm, họ mới có thể phát huy tối đa năng lực của mình.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch vẫn tiếp tục hoành hành và đe dọa tới nền kinh tế như hiện nay, định nghĩa về sự an toàn lại được đẩy lên một tầm cao mới. Các văn phòng cần tích hợp công nghệ thông minh như thang máy không tiếp xúc, khu vực bếp và nhà vệ sinh không điểm chạm tay. Bạn có thể đến và rời chỗ làm bất cứ khi nào, chỉ với một cái vẫy tay, một chiếc thẻ hoặc điện thoại cá nhân.
Mã QR nay cũng được sử dụng rộng rãi hơn, đem đến những tiện ích và những “giao dịch sạch sẽ và an toàn” – điều mà chúng ta chưa bao giờ thật sự quan tâm đến thời kỳ tiền-đại-dịch. Thực tế, nhiều người tiêu dùng dự định sử dụng mã QR bởi họ tin tưởng vào loại hình này hơn bao giờ hết.
Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 94% người sống tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang sử dụng ít nhất một phương thức thanh toán thông minh, ví dụ như mã QR, ví điện tử, thanh toán trả góp, tiền mã hoá (cryptocurrencies) và sinh trắc học. Đây chính là điểm sáng hiếm hoi trong đại dịch.
Dịch bệnh cũng đã chứng minh được sức mạnh diệu kỳ của công nghệ trong việc cân bằng cuộc sống và giúp chúng ta tiếp tục làm việc bình-thường. Những người trước kia bị gắn mác là “mù công nghệ” nay cũng đã tập cách thích nghi và sử dụng công nghệ hàng ngày vì công việc và an toàn sức khỏe cho bản thân. Nhờ có “thần dược” công nghệ, đội ngũ nhân viên và cả những nhà quản lý đang làm việc hiệu quả hơn trước.

Các tính năng không tiếp xúc sẽ mang đến những trải nghiệm nhanh, thuận tiện và liền mạch hơn tại nơi làm việc. | Nguồn: OfficeHaus

Công nghệ không-tiếp-xúc: Tại sao cần ứng dụng từ bây giờ?

Từ trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, rất nhiều loại hình công nghệ không-tiếp-xúc đã xuất hiện trên thị trường; tuy nhiên, lúc bấy giờ, chúng vẫn chưa được coi là cần thiết. Dùng thẻ tín dụng để thanh toán tiền cà phê hoặc mở điện thoại bằng nhận diện khuôn mặt cũng chỉ dừng lại ở mức độ tính năng thông minh. Vậy, công nghệ không tiếp xúc là gì?
Theo định nghĩa của Proxyclick, đây là một giải pháp điện toán đám mây (cloud-based solution) làm thay đổi cách mà nhân viên, khách hàng, và nhà thầu ra vào các địa điểm. Nói một cách đơn giản, công nghệ không tiếp xúc là “bất kỳ thiết bị nào bạn có thể sử dụng hoặc kích hoạt mà không cần phải chạm vào nó. Điểm giao tiếp giữa con người và các thiết bị máy móc chỉ bao gồm camera nhận diện hành động, màn hình cho phép tiếp xúc gần, thiết bị nhận diện giọng nói và kiểm soát ánh mắt.”
Giờ đây, khi mọi người ngày càng trở nên thành thạo với công nghệ, điều chúng ta cần làm là xây dựng một môi trường làm việc an toàn và tích hợp đầy đủ các công nghệ ưu việt kể trên. Tuy vậy, việc xây dựng một nơi làm việc tinh giản, mang lại hiệu suất và tiến độ làm việc cao cũng là cả một thách thức.

Với tôn chỉ đặt tập trung nâng cao vào trải nghiệm của người dùng, OfficeHaus luôn nỗ lực trang bị các công nghệ với tính năng không-tiếp-xúc trong tòa văn phòng như một yêu cầu quan trọng để đảm bảo môi trường an toàn nhất cho khách thuê và nhân viên của họ. | Nguồn: OfficeHaus

Mã QR thông minh và những bước tiến công nghệ hiện đại

OfficeHaus tin rằng, những công nghệ tiếp xúc trực tiếp đã là chuyện của quá khứ. OfficeHaus mang đến một không gian làm việc hiện đại, hiệu quả, đầy cảm hứng, an toàn và bền vững, đảm bảo các hoạt động kinh doanh vẫn có thể diễn ra bình thường nhờ vào công nghệ không-tiếp-xúc.
Bạn còn nhớ Sara và văn phòng không tiếp xúc của cô ấy không? Chính tính năng không tiếp xúc đã mang đến cho Sara những trải nghiệm nhanh, thuận tiện và liền mạch hơn tại nơi làm việc. Nhìn chung, công nghệ không tiếp xúc giúp bạn tiết kiệm được thời gian, tiếp cận mọi tiện ích dễ dàng và an toàn hơn.
Với tôn chỉ đặt tập trung nâng cao vào trải nghiệm của người dùng, OfficeHaus luôn nỗ lực trang bị các công nghệ với tính năng không-tiếp-xúc trong tòa văn phòng như một yêu cầu quan trọng để đảm bảo môi trường an toàn nhất cho khách thuê và nhân viên của họ.
Một số người sẽ rất hào hứng với việc trở lại văn phòng, nhưng cũng có những người không cảm thấy như vậy. Nỗi lo lắng này gọi là xenophobia, nỗi sợ những điều không tên, hoặc sợ hãi nói chung. Theo báo cáo dựa trên khảo sát của PwC, “điều khiến các CFO quan ngại nhất khi đưa ra quyết định tài chính là làn sóng bùng phát dịch bệnh mới, và 81% trong số đó lên kế hoạch thay đổi các quy định về an toàn nơi làm việc để giải quyết mối lo này.”
Khảo sát này còn cho biết, mấu chốt để xoa dịu sự lo lắng của khách thuê và nhân viên nằm ở việc công nghệ hiện đại được tích hợp trong toà nhà, ví dụ như các công nghệ với tính năng không-tiếp-xúc, để đảm bảo sự an toàn, giao tiếp và gắn kết trong công sở.
Tích hợp công nghệ trong toà nhà có thể cần đến một khoản đầu tư rất lớn vào các công nghệ nền tảng như chip nhớ, máy cảm biến hình ảnh, trí tuệ nhân tạo (AI), trung tâm dữ liệu lớn và phương thức giao tiếp nhanh hơn,… để liên kết mọi thứ với nhau. Tuy nhiên, OfficeHaus tin rằng, với mục đích mang lại lợi ích và trải nghiệm hiện đại cho khách thuê, việc đầu tư này là hoàn toàn xứng đáng.
Thời thế khiến chúng ta nhận ra tiềm năng to lớn của công nghệ, và hãy tin rằng công nghệ không-tiếp-xúc sẽ là một xu hướng xứng đáng nhân rộng trong tương lai.
Thị trường bất động sản văn phòng Sài Gòn sắp đón chờ một nhân tố mới, OfficeHaus sẽ chào sân vào khoảng cuối năm 2021. Với mục tiêu thay đổi phong cách làm việc của thành phố sôi động này, OfficeHaus toạ lạc tại khu đô thị Celadon City (Quận Tân Phú), vốn được mệnh danh là lá phổi xanh của thành phố. Tòa văn phòng gần kề khu dân cư, trung tâm thương mại Aeon Mall lớn nhất Việt Nam và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, thuận tiện di chuyển công việc và cá nhân.
Lấy cảm hứng thiết kế từ trường phái mỹ thuật Bauhaus, toà văn phòng 7 tầng được ‘thiết kế để phục vụ công năng’ (formed for function), tỉ mỉ đến từng chi tiết để đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, địa điểm nằm ngoài các quận trung tâm với chi phí thuê hợp lý. Đồng thời, OfficeHaus đã nhận được chứng chỉ LEED (Leadership in Energy & Environmental Design) – tiêu chuẩn được công nhận toàn thế giới về kiến trúc xanh.

Picture

Contact

Designed by